Hà Nội - Cao Bằng - Pắc Bó - Thác Bản Giốc - Lạng Sơn - Hà Nội(04 ngày 03 đêm)


7:45 CH - 06/03/2012

CAO BẰNG - PẮC BÓ - THÁC BẢN GIỐC - LẠNG SƠN

Thời gian: 4 ngày, bằng đường bộ & khởi hành Hàng ngày.

Thị xã Cao Bằng đón du khách với cái vẻ trầm ngâm. Tới huyện Hà Quảng, đặt lên mộ anh Kim Đồng một nhành hoa rồi tới khu di tích cách mạng núi Kác Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó và cột mốc 108. Thác Bản GiốcTheo con đường quyến rũ nhất Đông bắc từ Tổng Cọt - Trà Lĩnh, bạn có thể sang Trùng Khánh. Con đường này hấp dẫn du khách bằng cái vẻ tươi non mơn mởn của cây cối,  thỉnh thoảng có những đoạn bồng bềnh trong mây. Qua Trùng Khánh, tới thác Bản Giốc, ngọn thác hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam nằm trên đường biên giới Việt Trung tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng...

Giá tour cho 01 khách du lịch: 3.885.000Đ

Lưu ý: Giá trên áp dụng từ 6 khách lẻ ghép đoàn & khởi hành hàng ngày.

  Ngày

Chi tiết tour


Ngày 01

Hà Nội - Cao Bằng                            Ăn: T/ C

06h00: Xe và Hướng dẫn viên đón đoàn tại điểm hẹn trong thành phố đi Cao Bằng. Ăn trưa tại Bắc Kạn. Đến Cao Bằng, quý khách nhận phòng khách sạn. Ăn tối và dạo chơi thị xã. Nghỉ đêm tại khách sạn.

 

Ngày 02

Cao Bằng - Thác Bản Giốc              Ăn: S/ T/ C

Ăn sáng tại khách sạn, sau đó xe đưa quý khách tham quan Thác Bản Giốc - Một trong những dòng thác hùng vĩ nhất Việt Nam tại biên giới Việt - Trung, thăm động Ngườm Ngao. Ăn trưa tại nhà hàng Khải Kính.

Chiều : Xe đưa quý khách về khách sạn. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn

 

Ngày 03

Cao Bằng - Khu di tích Pắc Bó       Ăn: S/ T/ C

Sau bữa sáng. Xe đưa quý khách tham quan khu di tích Pắc Bó - di tích lịch sử gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh. Quý khách tham quan Hang Cốc Pó, suối Lê Nin, núi Các Mác... Ăn trưa.

Chiều: Tiếp tục tham quan hang Bo Bam, bãi Cò Rạc. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.

 

Ngày 04

Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội       Ăn: S/ T

07h00: Ăn sáng. Trả phòng khách sạn. Xe đưa quý khách về Hà Nội. Qua Đông Khê, Thất Khê - khu di tích lịch sử cách mạng. Quý khách tự do tham quan. Ăn trưa.

Chiều: Xe đưa quý khách về Hà Nội. 20:00 Về đến Hà Nội. Chia tay quý khách. Kết thúc chương trình.

 

Dịch vụ bao gồm:

  • Xe ôtô điều hoà theo chương trình.

  • Các bữa ăn theo chương trình (S: ăn sáng, T: ăn trưa, C: ăn chiều)

  • Hướng dẫn theo suốt hành trình.

  • Vé thăm quan động Hồ Ba Bể - Cao bằng - Thác bản Giốc.

  • Bảo hiểm du lịch

  • Khách sạn 2**, tiêu chuẩn 02 khách/phòng, tivi, điều hoà, bình nóng lạnh.

Dịch vụ không bao gồm: Phòng ngủ đơn, chi phí cá nhân, Đồ uống trong các bữa ăn, tiền Típ lái xe và hướng dẫn, hoá đơn VAT10%…

Ghi chú:  Quý khách lên mang theo áo mua, bật lửa, thuốc chống ký sinh trùng, kim chỉ khâu và đồ dùng cá nhân.

Contact person: Mr. Đông

E-mail:

Tel: (+84.4) 3995 8651 - 3995 8652 * Fax: (+84.4) 3556 2543.

Hotline:  0904 933 568.

 Website: http://dulichmienbac.com.vn/   www.vitour.com.vn

THĂM VÙNG ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC

Đến với Cao Bằng

Thị xã Cao Bằng đón du khách với cái vẻ trầm ngâm. Tới huyện Hà Quảng, đặt lên mộ anh Kim Đồng một nhành hoa rồi tới khu di tích cách mạng núi Kác Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó và cột mốc 108.

 

Thác Bản GiốcTheo con đường quyến rũ nhất Đông bắc từ Tổng Cọt - Trà Lĩnh, bạn có thể sang Trùng Khánh. Con đường này hấp dẫn du khách bằng cái vẻ tươi non mơn mởn của cây cối,  thỉnh thoảng có những đoạn bồng bềnh trong mây. Qua Trùng Khánh, tới thác Bản Giốc, ngọn thác hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam nằm trên đường biên giới Việt Trung tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thác Bản Giốc chia ra làm hai khối thác chính. Ngọn thác lớn hơn gồm 3 tầng thác nằm hơi so le dữ dội đổ xuống sông Quây Sơn, hơi nước bốc lên mù mịt gặp nắng tán sắc cầu vồng. Ngọn thác nhỏ hơn nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam cũng tuôn chảy dữ dội.

 

Theo người dân địa phương, thác Bản Giốc đẹp nhất là vào cuối thu, tháng 9, tháng 10, khi những thửa ruộng bên bờ sông bước vào mùa lúa chín. Thời điểm này, màu hồng của phù sa, màu xanh của núi và mây trời với màu vàng của nắng và lúa chín pha trộn tạo nên một bức tranh sơn thủy ngẩn ngơ lòng du khách. Cách thác Bản Giốc chừng 3 km còn có động Ngườm Ngao. Đó là một hệ thống hang động thú vị đáng kinh ngạc trước bàn tay khéo léo của tạo hóa với những thửa ruộng bậc thang, cây xương rồng hay búp hoa sen...Chắc hẳn một lần đến đây bạn sẽ được tận mắt ngắm cảnh hùng vĩ của núi rừng, sông suối, được thăm lại những khu di tích lịch sử và với bao điều kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng. 

 

Pắc Bó - vùng đất cách mạng

Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là di tích cách mạng nổi tiếng, có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

 

Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45 km. Trên hành trình đến khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó. Tại Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây và tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.

 

Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Đứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Đấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới. Chính trong hang này còn nguyên trạng chiếc giường Bác nằm nghỉ, tượng Các Mác bàng thạch nhũ năm xưa Bác Hồ đặt tên. Du khách cũng có thể lên tiếp ngang lưng núi tìm lại nền nhà ông Lý Quốc Súng, nơi Bác từng ở đó từ 28/1 đến 7/2/1941. Dưới chân núi, cạnh dòng suối là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, khuôn viên trong cây lưu niệm, hòn đá Người ngồi nghỉ chân và làm thơ khi về thăm Pắc Bó. Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000 m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nặm. Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách đó vài bước chân là đường biên giới Việt - Trung, cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc sau bao năm xa cách.

 

Thăm hang Pắc Bó

Pắc Bó (Cao Bằng) là một dãy núi đá vôi chạy dài, nằm ngay sát đường biên giới Việt - Trung, có nhiều hang động đá vôi kín đáo và suối nước ngọt chảy quanh năm. Đặc biệt nơi đây có hang Pắc Bó mài Bác Hồ từng trú lại một thời gian.

 

Từ thị xã Cao Bằng lên đến núi Kác Mác có dòng suối Lênin trong xanh. Vào đến khu di tích Pắc Bó, cách thị xã Cao Bằng khoảng gần 1 giờ xe, đường nhiều núi, đèo cao cua gấp. Hang Pắc Bó nằm trong khu núi đá vôi mà Bác Hồ chọn ở, làm việc là một hang động đá vôi dài, ăn ngầm sâu theo chiều núi. Chiều cao hang đá này khoảng trên 7-8 m tùy đoạn, chỗ rộng nhất 4-5 m. Hang có nhiều chỗ thông hơi rất đẹp; những hôm trời nắng, có thể nhìn thấy ánh nắng sáng xuyên qua cửa hang vào trong hang đá. Con suối mà Bác Hồ đặt tên là suối Lênin, nước từ trên núi Kác Mác chảy từ hang núi ra ăn thông ngay cổng ra vào của hang Pắc Bó. Trước cổng hang chỉ mươi bước chân là một hồ nước rộng khoảng 1.000 m2, có nhiều cây cối từ núi đá vôi ăn lan ra, rủ bóng xuống dãy hồ. Trong khu di tích này còn có chiếc bàn đá Bác dựng lên bên hồ để làm việc hàng ngày. Bây giờ là đầu mùa hè ở biên giới, song cả khu di tích luôn lồng lộng gió, thơm ngát hoa rừng, là một điểm du ngoạn cuối tuần lý tưởng.

 

Món ngon Cao Bằng

Món ngon Cao Bằng mang đậm đặc trưng của những tỉnh phía cực Bắc đất nước. Các sản vật chủ yếu từ thiên nhiên, theo mùa vụ, chẳng hạn như ong vò vẽ, giò lợn hầm hạt dẻ, cá chiên sông Gâm...

 

Ong vò vẽ, một loài vật mới nghe đã lạnh mình, tưởng chẳng ngon lành gì, hóa ra lại là một đặc sản. Những con ong non được xào với măng chua, ăn vừa béo, ngọt, chua, giòn. Có lẽ đây là món làm từ côn trùng ngon nhất. Một nồi cháo to tướng cũng được nấu với đầy ong. Mùa thu đang là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong vò vẽ được bắt cả ổ, con lớn thì bán để ngâm rượu, con nhỏ làm món ăn. Giò lợn hầm hạt dẻ là món thứ hai được thực khách đến Cao Bằng "nhúng đũa" nhiều nhất. Những hạt dẻ có hình dáng như những trái chùm ruột to tướng, màu xanh, màu vàng, ăn vừa bùi vừa ngọt, khá ngon. Hạt dẻ Cao Bằng chỉ có ở huyện Trùng Khánh. Trung Quốc cũng có nhiều hạt dẻ, hạt tuy to hơn nhưng kém vị bùi, vị ngọt hơn. Hạt dẻ ngoài nấu ăn còn có thể được luộc, rang ăn không, hoặc giã nhỏ nấu chè.

 

Thật khó tin, nhưng món ngon nhất xứ của Cao Bằng chính là món đậu phụ. Chỉ là món đậu phụ để nguyên, không chế biến gì cả, thế mà đã là đặc sản. Nhà thơ Nguyễn Duy cứ tấm tắc: ngon, ngon thật, ngon nhất nước. Có lẽ chỉ ở Cao Bằng thì cái câu “óc bã đậu” mới còn có cái dẫn chứng, vì đậu hũ Cao Bằng được nấu lấy tinh chất chứ không phải ép khuôn cả bã như nhiều địa phương khác. Để có được độ dai, người ta pha một ít nước thạch cao vào. Đậu hũ béo ngọt, thơm mùi sữa đậu nành, là món hay được mang đãi khách. Ở chợ thị xã, có cả một xóm làm đậu hũ. Những món thường thấy hơn cả trên bàn tiệc Cao Bằng chính là thịt quay. Vịt quay, lợn quay của Cao Bằng trông vẻ ngoài rất dung dị vì không chút màu mè, nhưng ăn thì rất ngon. Người ta cũng ướp bằng lá mác mật như ở Lạng Sơn trước khi quay thịt. Lợn quay có khi không phải là cả con, mà chỉ là một khoanh như khoanh giò, ăn da cứ giòn tan trong miệng.

 

Cao Bằng xuân hè có món rau dạ hiến, một loại cây sống tầm gửi trên cây hiến, ngọn giống như ngọn su su. Dạ hiến còn có một cái tên khác: rau bò khai. Loại rau này xào với thịt bò hay phở chua (món đặc sản của Cao Bằng, Lạng Sơn), rất ngon với những tay sành ăn. Gọi là bò khai vì rau có mùi giống như mùi bia, nhưng có lẽ vào cái thời chưa có bia bọt như bây giờ, nhiều người cảm nhận mùi rau ra mùi... nước đái bò nên mới có tên là bò khai. Như ở nhiều vùng miền của đất nước, món ngon Cao Bằng cũng ước ao “bao giờ cho đến… ngày xưa”. Cơm lam Cao Bằng ngày xưa chỉ có vào những ngày lễ tết, ngày mừng gạo mới, cơm mới. Ngày xưa, những đứa trẻ con ở quê thường đi lấy những bó rơm nếp nương về để dành nấu cơm lam. Gạo nấu cơm lam cũng là gạo nếp nương. Những cây tre được chọn nấu phải là tre non, còn nguyên cả ngọn (tre gãy ngọn sợ bị úng nước, thối cơm). Những ống tre cơm lam được đặt lên giàn, đốt rơm bên dưới, xoay trở, sau cùng được vùi dưới than tro.

 

Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại “nức tiếng giang hồ”, đó là con cá chiên sông Gâm, thuộc huyện Bảo Lâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được chủ nhân quán chả cá Lã Vọng ở Hà Nội đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Bộ lòng cá được dân sành điệu cho là ngon nhất trần đời. Cá chiên có con đến vài chục ký, là loại không thể giăng lưới vì chuyên sống trong hang hốc dưới sông. Dân câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để săn cá, hễ được con nào là có người đến tận chỗ mua.

Các tin khác:
Hà Nội - Hồ Ba Bể - Bắc Cạn - Hà Nội ( Thời gian: 3 ngày/2 đêm - Khởi hành bằng ô tô- thuyền thăm hồ Ba Bể)

Hôm nay


Description
Ngày mai


Lượt truy cập
Hôm nay: 61
Hôm qua: 628
Tất cả: 2145444